Kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô có lẽ là vấn đề mà mọi gia chủ đều quan tâm, tìm hiểu khi công trình của mình đã hoàn tất phần thô, đang chuẩn bị bước vào khâu hoàn thiện nhà. Giai đoạn này rất dễ phát sinh chi phí ngoài dự kiến, thậm chí có thể khiến chủ nhà rơi vào trạng thái “rối bời”, không biết gỡ nút thắt từ đâu.
Do đó, dù có thuê thi công trọn gói với một đơn vị thầu, xây dựng thì bạn vẫn nên giám sát đội thợ, theo dõi công trình. Muốn vậy, bạn cần có hiểu biết nhất định về hoàn thiện nhà xây thô. Vậy hoàn thiện nhà là gì? gồm các hạng mục nào? quy trình ra sao? cần lưu ý những gì? Nội dung bài viết dưới đây của VPPALAND sẽ mang đến cho độc giả cái nhìn tổng quan về vấn đề này.
1. Nhà xây thô là gì? Hoàn thiện nhà là gì?
Có thể nói, đây là những thuật ngữ không còn xa lại với mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu đúng và đầy đủ về các khái niệm này nếu chưa có kinh nghiệm xây dựng nhà trên thực tế.
Hình ảnh phía trong căn biệt thự B1.1 tại KĐT bàn giao
Thế nào là nhà xây thô?
Nhà xây thô là công trình nhà ở đã được xây dựng phần móng, bể ngầm (nếu có), hệ thống kết cấu chịu lực gồm khung, cột, dầm, sàn bê tông, mái bê tông, cầu thang, tường bao, tường phân chia phòng,… Phần xây thô hình thành bộ khung cho ngôi nhà theo hồ sơ, bản vẽ thiết kế đã duyệt trước đó.
Phần xây thô được đánh giá là tiền đề rất quan trọng đối với mọi quy trình cũng như hạng mục thi công sau này. Do đó, gia chủ, kiến trúc sư và đội thợ thi công cần tính toán phần xây thô một cách kỹ lưỡng, chi tiết nhất có thể. Nếu phần thô tốt thì phần thi công hoàn thiện sẽ thuận lợi hơn, hạn chế tối đa sai sót, phát sinh, giúp chủ nhà tiết kiệm đáng kể thời gian, tiền bạc.
Hoàn thiện nhà xây thô là gì?
Đây là công đoạn được thực hiện sau khi ngôi nhà đã hoàn thành phần xây thô; là công đoạn cuối cùng để đưa công trình vào sử dụng. Khâu hoàn thiện nhà đóng vai trò quyết định tính thẩm mỹ và công năng sử dụng của ngôi nhà. Công đoạn này có thể không tốn kém quá nhiều kinh phí trong quá trình xây dựng nhưng gia chủ cần quan tâm chú trọng, sát sao để có được những quyết định chính xác nhất, hoàn mỹ nhất.
Hình ảnh phía trong căn Liền Kề B1.1 tại KĐT bàn giao
Lưu ý, phần hoàn thiện nhà rất dễ phát sinh chi phí lẫn thời gian thi công. Gia chủ vì thế cần có kế hoạch tài chính chi tiết, chính xác cho những hạng mục thi công ở khâu hoàn thiện công trình. Tốt nhất, nên có một khoản ngân sách dự trù cho những phát sinh có thể xảy ra.
2. Các hạng mục hoàn thiện nhà xây thô và những lưu ý quan trọng
Thông thường, quá trình hoàn thiện nhà xây thô gồm các bước và hạng mục như sau: Trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống điện, nước, đồ nội thất…
- Bước 1: Trát tường
- Bước 2: Láng sàn
- Bước 3: Lắp đặt hệ thống điện, cấp thoát nước, kỹ thuật
- Bước 4: Ốp, lát gạch
- Bước 5: Sơn bả tường
- Bước 6: Lắp đặt nội thất
- Bước 7: Bàn giao
Bước 1: Trát bả tường
Với bề mặt tường mới xây, phải dành đủ thời gian khô hoàn toàn, nếu tường quá khô, nên làm ẩm tường với nước sạch. Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ các tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của các lớp bột bả. Bên cạnh đó, mài tường tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt tường. Sau đó dùng giấy nhám thô ráp lại bề mặt và sau đó vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay khăn sạch thấm nước. Trát bả tường không được có vết nứt nhỏ, phải láng. Nếu nghi ngờ có thể sử dụng những dụng cụ đo chuyên dụng để kiểm tra chính xác.
Quy trình hoàn thiện nhà xây thô
Bước 2: Láng sàn
Láng sàn ngay sau khi nền láng vừa se (chưa khô hẳn). Nếu nền láng bằng bêtông mà khô quá thì phải băm mặt bêtông, chải, rửa sạch rồi mới láng. Mặt láng phải bằng phẳng.
Ốp lát gạch: Mặt lát ốp gạch phẳng và độ dốc đạt yêu cầu. Mạch lát phải thật khít, không có gờ hay nổi cộm, đầy vữa nhưng không bị ố bề mặt.
Khi hoàn thiện phần cầu thang cho ngôi nhà, bạn cần chú ý đến tính an toàn khi đi lại, sử dụng những loại gạch ốp hay đá không quá trơn.
Bước 3: Sơn, vôi tường
Bề mặt sơn, vôi tường đồng đều màu sắc, không có vết ố, vết loang lỗ. Mặt lớp sơn phải bóng, không có bọt khí, vón cục hay vết nứt.
Sơn tường là bước quan trọng trong hoàn thiện nhà xây thô
Bước 4: Lắp đặt hệ thống điện, nước
Hệ thống điện, nước được thiết kế âm tường nên phải được thiết kế chính xác, phải kiểm tra các vị trí nối có đảm bảo kỹ thuật trước khi khi lắp đặt
Bước 5: Lắp đặt nội thất
Lắp đặt nội thất thường chia ra lắp đặt những nội thất dính liền tường như hệ thống vệ sinh, nhà tắm, cửa, hệ thống điện, ống nước và nội thất hoàn thiện.
Hoàn thiện cửa ra vào, lắp đặt cửa sổ cho từng phòng, riêng phòng khách thì nên chọn cửa sổ lớn để đón ánh sáng tự nhiên. Khi lựa chọn cất liệu cửa gỗ, sắt, nhôm, kính thì nên lưu ý đến sự nhất quán trong phong cách kiến trúc tổng quát của ngôi nhà.
Hoàn thiện, lắp đặt thiết bị phòng vệ sinh, phòng tắm, tay vịn cầu thang.
3. Kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô mà gia chủ nên biết
Để sở hữu một ngôi nhà ưng ý, hài hòa giữa công năng sử dụng và tính thẩm mỹ, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi thi công hoàn thiện nhà.
Chọn thuê đơn vị thi công uy tín, chất lượng
Thực tế cho thấy, khi hoàn thiện nhà xây thô, gia chủ thường có hai lựa chọn: Thuê đơn vị thi công chuyên nghiệp hoặc thuê các nhóm, đội thợ hồ riêng lẻ. Mỗi phương án lựa chọn đều có những ưu, nhược điểm nhất định mà bạn có thể cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Thuê các nhóm, đội thợ hồ riêng lẻ
– Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí hoàn thiện nhà.
- Chủ nhà chủ động hơn trong việc sắp xếp công việc, thời gian cho từng nhóm, đội thợ hồ thi công hoàn thiện nhà.
- Có thể tiếp xúc trực tiếp với đội thợ, giám sát tỉ mỉ hơn.
- Có thể tự mình đi mua vật liệu hoàn thiện nhà xây thô
– Nhược điểm:
- Vì có nhiều đội, nhóm thợ nên k có ai quản lý tổng thể, không ai chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố. Thường thì chủ nhà phải trực tiếp giải quyết.
- Dễ xảy ra tình trạng các đội thợ hồ riêng lẻ không hiểu ý nhau trong quá trình thi công hoàn thiện, ảnh hưởng tới tiến độ cũng như chất lượng công trình.
Thuê đơn vị thi công nghiệp nghiệp hoàn thiện nhà
– Ưu điểm:
- Có người quản lý, chịu trách nhiệm và kịp thời xử lý khi xảy ra sự cố tại công trình.
- Đảm bảo tiến độ thi công và nhân công làm việc.
- Đảm bảo chất lượng công trình, vật tư, vật liệu xây dựng.
- Thời gian bảo dưỡng, bảo hành lâu dài.
– Nhược điểm:
Việc thuê đơn vị chuyên nghiệp thi công hoàn thiện nhà thường tốn kém chi phí hơn so với thuê đội thợ riêng lẻ. Tuy nhiên, kết quả mà gia chủ nhận được hoàn toàn xứng đáng với kinh phí bỏ ra. Việc tìm kiếm được đơn vị thi công uy tín, chất lượng cũng không đơn giản, cần khảo sát thị trường, xem xét các công trình thực tế để lựa chọn.
Hình ảnh nhà bàn giao thô hoàn thiện mặt ngoài ở KĐT Thanh Hà
Lưu ý khi ký kết hợp đồng hoàn thiện nhà
Gia chủ cần hết sức lưu ý khi ký kết hợp đồng hoàn thiện nhà với nhà thầu, đội thợ. Bởi lẽ, nếu không đọc kỹ và có những ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ thì về sau khó giải quyết khi phát sinh sự cố ngoài ý muốn.
Trước hết, các điều khoản trong hợp đồng thi công hoàn thiện nhà cần cụ thể, rõ ràng. Kế đến, cần lưu ý những điều khoản bảo hành bên nhà thầu đưa ra. Đặc biệt, trước khi ký kết cần trao đổi, thống nhất cách giải quyết những vấn đề nhạy cảm như xảy ra sự cố, phát sinh chi phí.
Giám sát công trình, tích cực trao đổi với nhà thầu
Dù khoán trọn cho đội ngũ thiết kế, nhà thầu chuyên nghiệp nhưng gia chủ vẫn nên sát sao theo dõi quá trình thi công hoàn thiện nhà mình. Ví dụ, đối với chủng loại vật tư và giá cả tương ứng, trước khi thi công bạn cần kiểm tra lại từng mẫu gạch, thiết bị cụ thể, xem có đảm bảo trùng khớp với hợp đồng đã ký kết hay không. Nếu không phù hợp, không đúng loại đã yêu cầu thì còn kịp đổi mẫu trước khi thi công.
Mặt khác, gia chủ nên tích cực trao đổi với với nhà thầu, đội thợ trong quá trình thi công để kịp thời phát hiện, xử lý các lỗi phát sinh. Bạn và kiến trúc sư, nhà thầu có thể có nhiều ý kiến khác nhau về một chi tiết thiết kế, xây dựng nào đó. Tuy nhiên, tốt hơn hết, bạn nên lắng nghe lời khuyên của những người có kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Nắm rõ tiến độ, trình tự thi công
Như chúng ta đã biết, khâu hoàn thiện nhà sẽ quyết định sự tiện nghi và tính thẩm mỹ của công trình. Do đó, bạn cần lên kế hoạch hoàn thiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo rằng không có bất cứ vấn đề gì cản trở quá trình này.
Lưu ý thêm, nên làm hoàn thiện nhà từ tầng trên cùng đối với những công trình nhà ở có từ 2 tầng trở lên. Lý do là, với những khu vực đã hoàn thiện rồi thì không nên qua lại quá nhiều hay thực hiện các công việc khác để không làm ảnh hưởng tới chất lượng hạng mục công trình đã hoàn thiện.
Lưu ý về đơn giá hoàn thiện nhà thô
Tùy vào từng thời điểm, đơn giá hoàn thiện nhà thô hay chi phí hoàn thiện nhà xây thô sẽ có sự thay đổi và chênh lệch nhất định. Điều này phụ thuộc vào giá vật tư, nguyên vật liệu cũng như đơn vị thi công bạn chọn. Do đó, trong hợp đồng ký kết, bạn nên bổ sung những thay đổi này một cách linh hoạt, có lợi cho đôi bên, tránh phát sinh không mong muốn.
Như vậy, với những kinh nghiệm hoàn thiện nhà xây thô mà VPLAND.VN chia sẻ trên đây, hẳn bạn đọc đã có được cái nhìn tổng quan về quy trình các bước hoàn thiện nhà thô, những lưu ý quan trọng, những sai lầm cần tránh để sở hữu không gian sống tiện nghi, thoải mái và giàu tính thẩm mỹ. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ này hãy liên hệ ngay với VPLAND.VN theo Hotline 0983 12 9898 để được tư vấn chuyên nghiệp.